Chứng
nhận chất lượng sản phẩm và hàng hóa là hoạt động đánh giá và xác nhận chất
lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn (chứng
nhận hợp chuẩn). Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo sự thỏa
thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức
chứng nhận sự phù hợp (bên thứ ba).
Chứng nhận sản phẩm có thể ở dưới dạng tự
nguyện hay bắt buộc. Chứng nhận liên quan đến các vấn đề an toàn, vệ sinh, môi
trường thường do các cơ quan quản lý hay các tổ chức chứng nhận được chỉ định
thực hiện dưới dạng bắt buộc. Các chương trình chứng nhận nhằm đánh giá chất
lượng sản phẩm được các tổ chức chứng nhận thực hiện dưới dạng tự
nguyện.
Những lợi ích của nhà sản xuất khi chứng nhận
sản phẩm hợp chuẩn:
Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản
phẩm đó có các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với qui định trong
tiêu chuẩn (hoặc quy chuẩn kỹ thuật) có liên quan. Điều này đã tạo lòng tin của
khách hàng đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, vì
thế giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục
khách hàng chấp nhận sản phẩm.
Những sản phẩm được chứng nhận sẽ có ưu thế
cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại nhưng chưa được chứng nhận, chính vì
vậy mà họat động CNSP đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất.
Chứng nhận sản phẩm cũng là một cách thức kiểm soát sản xuất, trên cơ sở đó sẽ
giúp nhà sản xuất giữ ổn định chất lượng; cải tiến năng suất; giảm sự lãng phí
và giảm tỉ lệ sản phẩm bị phế phẩm.
Ngoài ra, doanh nghiệp có sản phẩm được chứng
nhận sẽ có điều kiện được xem xét và áp dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm
tra thực hiện bởi các cơ quan quản lý hay đối tác. Sản phẩm đã được chứng nhận
cũng sẽ được dễ dàng hơn khi được các nước xem xét và thừa nhận kết quả chứng
nhận.